Thành công trong lĩnh vực khoa học viễn tưởng của nhà văn Douglas Adams chứng minh thói quen trì hoãn sẽ tạo ra động lực và sự sáng tạo trong công việc nếu được khai thác đúng cách.
![]() |
Nhà văn Douglas Adams có thói quen trì hoãn viết đến tận phút chót. Ảnh: Rolling Stone. |
Sự trì hoãn thường được coi là thói quen cản trở năng suất và gây căng thẳng. Nhưng đối với một số người, như Douglas Adams, tác giả của The Hitchhiker’s Guide to the Galaxy, sự trì hoãn không chỉ là một phần của quá trình sáng tạo. Nó còn là động lực thúc đẩy một số tác phẩm mang tính biểu tượng nhất của ông.
Mặc dù sự trì hoãn có thể không phải là cách tiếp cận lý tưởng cho tất cả, sự nghiệp với nhiều tác phẩm được viết vào phút cuối thời hạn của ông là minh chứng cho sức mạnh của sự trì hoãn khi được khai thác đúng cách, theo Time Now News.
Nghệ thuật “trì hoãn đến phút chót”
Trong khi nhiều nhà văn phải vật lộn với nỗi lo lắng về thời hạn sắp đến, Adams dường như chuyển áp lực đó thành đợt bùng nổ sáng tạo, tạo ra những tác phẩm vừa giàu trí tưởng tượng vừa mang tính đột phá. Sự trì hoãn của Adams nêu bật một khía cạnh quan trọng trong quá trình sáng tạo: ông phát triển mạnh mẽ khi có áp lực.
Xu hướng viết vào phút cuối của Adams không chỉ là điều kỳ quặc, đó là điểm nổi bật trong sự nghiệp của ông. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, The Hitchhiker’s Guide to the Galaxy, bắt đầu được phát sóng trên radio vào năm 1978 và nhanh chóng trở thành tác phẩm kinh điển đình đám. Đây là bộ truyện được Adams viết thành nhiều tập, thường được gửi đi, thậm chí ngay trước khi phát sóng.
Khả năng tạo ra áp lực của Adams không chỉ giới hạn ở The Hitchhiker’s Guide to the Galaxy. Các tác phẩm khác của ông, bao gồm Dirk Gently’s Holistic Detective Agency và các phần tiếp theo của Hitchhiker’s, cũng là những sản phẩm được viết vào phút chót.
Các biên tập viên và cộng tác viên của Adams thường lo lắng chờ đợi phần tiếp theo, vì nhà văn sẽ trì hoãn việc hoàn thành tác phẩm cho đến những giờ cuối cùng của “deadline”. Tuy nhiên, bất chấp sự căng thẳng mà điều này gây ra, chất lượng công việc của ông vẫn luôn ở mức cao.
Một trong những lý do khiến Adams có thể tạo ra tác phẩm đáng chú ý như vậy trong áp lực là sự hiểu biết sâu sắc về tác phẩm của mình. Ông có khả năng bẩm sinh trong việc lồng ghép những ý tưởng phức tạp, sự hài hước và bình luận xã hội vào câu chuyện của mình, ngay cả khi làm việc trong tình trạng “đếm ngược thời gian”.
Sự trì hoãn của ông không đến từ việc thiếu ý tưởng, mà là từ mong muốn của một người cầu toàn để có được những ý tưởng đó vừa phải.
![]() |
Cuốn The Hitchhiker’s Guide to the Galaxy là tác phẩm nổi tiếng toàn cầu của Douglas Adams. Ảnh: Etsy. |
Lợi ích sáng tạo của sự trì hoãn
Mặc dù sự trì hoãn thường được coi là đặc điểm tiêu cực, sự nghiệp của Adams cho thấy nó mang lại lợi ích sáng tạo khi được quản lý đúng cách. Sự trì hoãn, trong trường hợp Adams, không phải là tránh né công việc. Đó là cách ông để các ý tưởng hình thành và phát triển đầy đủ trước khi đưa chúng ra giấy.
Cuối cùng, đến khi ngồi viết, Adams đã có tầm nhìn rõ ràng về những gì ông muốn đạt được. Sự trì hoãn cũng tạo ra cảm giác tập trung cao độ. Khi thời gian không còn nhiều, không có chỗ cho sự xao lãng hoặc ý tưởng khác.
Đối với Adams, áp lực về thời hạn dường như đã loại bỏ điều không cần thiết, chỉ để lại những yếu tố thiết yếu trong câu chuyện của ông. Mục đích này được thể hiện rõ ràng trong tác phẩm của ông, nổi tiếng với sự hóm hỉnh sắc bén, lời thoại thông minh và cốt truyện phức tạp.
Bản thân nhà văn cũng thừa nhận một số tác phẩm xuất sắc của ông đã được thực hiện trong bối cảnh căng thẳng này. Khả năng khai thác sức mạnh của sự trì hoãn và biến nó thành thứ gì đó hiệu quả là minh chứng cho cách tiếp cận độc đáo của Adams trong viết lách.
Bài học từ sự trì hoãn của Adams
Thói quen trì hoãn của Adams mang lại một số bài học quý giá cho cả nhà văn và các nhà sáng tạo. Đầu tiên, điều quan trọng là phải nhận ra quá trình sáng tạo của mỗi người khác nhau.
Trong khi một số người phát triển mạnh với lịch trình có cấu trúc và hoàn thành sớm trước thời hạn, những người khác, như Adams, tìm thấy nguồn cảm hứng trong sự vội vàng vào phút cuối. Hiểu quy trình của mình và làm việc với nó, thay vì chống lại nó, có thể mang lại sự sáng tạo và hiệu quả hơn.
Câu chuyện Adams cũng nhắc nhở chúng ta sự trì hoãn không nhất thiết là dấu hiệu của lười biếng hay thiếu kỷ luật. Trong một số trường hợp, nó có thể là cách để ý tưởng được phát triển đầy đủ hơn. Điều quan trọng là cân bằng sự trì hoãn với năng suất, đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết.
Cuối cùng, thành công của Adams với tư cách là “nhà văn vào phút chót” nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nắm bắt những điều kỳ quặc trong sáng tạo. Thay vì cố gắng tuân theo những kỳ vọng truyền thống, Adams dựa vào xu hướng tự nhiên của mình, sử dụng chúng để làm lợi thế. Điều này là một phần khiến tác phẩm của ông trở nên dễ hiểu và tồn tại lâu dài với thời gian.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
📌 Bài viết này được đóng góp bởi người dùng và bản quyền thuộc về người dùng đã xây dựng bài viết. Bản quyền thuộc về tác giả gốc và chỉ dùng cho mục đích học tập và giao tiếp. Nếu có bất kỳ vi phạm nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để xóa nó.