Tổng thống Cameroon Paul Biya vừa tuyên bố sẽ tái tranh cử trong cuộc bầu cử tháng 10 tới, dập tắt những đồn đoán về khả năng ông sẽ rút lui.
![]() |
Tổng thống Cameron Paul Biya. Ảnh: Reuters. |
Vừa qua, trên mạng xã hội, trong một tuyên bố về việc tái tranh cử, Tổng thống Cameroon Paul Biya, 92 tuổi, cho biết: “Hãy yên tâm rằng quyết tâm phục vụ đất nước của tôi tương xứng với những thách thức nghiêm trọng mà chúng ta đang đối mặt”, đồng thời khẳng định “điều tốt đẹp nhất vẫn còn ở phía trước”.
Là nguyên thủ cầm quyền lâu thứ hai tại châu Phi, chỉ sau Tổng thống Teodoro Obiang của Guinea Xích Đạo, ông Biya thường xuyên vắng mặt trong nước vì lý do sức khỏe.
Năm ngoái, tin đồn ông qua đời từng lan rộng khiến chính phủ Cameroon phải lên tiếng bác bỏ. Là tổng thống thứ hai của đất nước kể từ khi giành độc lập từ Pháp năm 1960, ông Biya đã giữ chức suốt từ năm 1982 đến nay.
Hơn 40 năm cầm quyền của ông Biya để lại nhiều dấu ấn sâu đậm, cả tích cực lẫn tiêu cực. Chính phủ của ông từng bị cáo buộc tham nhũng và đối mặt với phong trào ly khai tại các tỉnh nói tiếng Anh.
Cameroon cũng đang vật lộn với tình trạng bạo lực lan sang từ nhóm Hồi giáo cực đoan Boko Haram có căn cứ ở nước láng giềng Nigeria.
Gần đây, một số đồng minh lâu năm của ông Biya đã tuyên bố rời bỏ ông để tự ra tranh cử tổng thống.
Trong cuộc bầu cử gần nhất vào năm 2018, ông Biya dễ dàng giành chiến thắng với hơn 70% phiếu bầu, mặc dù cuộc bỏ phiếu bị phủ bóng bởi tỷ lệ cử tri đi bầu thấp do bạo lực ly khai và khủng bố.
Việc các lãnh đạo lâu năm tiếp tục tái tranh cử không phải là hiếm ở châu Phi. Tại Uganda, Tổng thống Yoweri Museveni mới đây cũng tìm kiếm đề cử cho nhiệm kỳ thứ 7, một bước tiến nữa đưa ông tới gần cột mốc nửa thế kỷ cầm quyền ở quốc gia Đông Phi.
Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế
Mục Thế giới giới thiệu cuốn “Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.
> Độc giả có thể xem thêm tại đây.
📌 Bài viết này được đóng góp bởi người dùng và bản quyền thuộc về người dùng đã xây dựng bài viết. Bản quyền thuộc về tác giả gốc và chỉ dùng cho mục đích học tập và giao tiếp. Nếu có bất kỳ vi phạm nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để xóa nó.