Mỹ vừa không kích ba cơ sở hạt nhân chủ chốt của Iran, gồm Natanz, Isfahan và Fordow. Đây là những địa điểm then chốt trong chương trình làm giàu uranium của Tehran.
![]() |
Bản đồ cho thấy các cơ sở chiến lược bị tấn công sau loạt không kích lớn của Israel và Mỹ. Mới nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận Mỹ đã tấn công vào ba địa điểm hạt nhân: Natanz, Esfahan và Fordow. |
Các cơ sở hạt nhân
![]() |
Iran sở hữu một ngành công nghiệp hạt nhân được đầu tư bài bản, với hơn 30 cơ sở trải khắp đất nước – trong đó có nhiều địa điểm được xây dựng sâu dưới lòng đất nhằm bảo vệ trước các cuộc tấn công từ trên không. Ngày 18/4, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) – cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc – xác nhận Israel đã tấn công trực diện vào hai cơ sở sản xuất máy ly tâm, một phần thiết yếu trong quy trình làm giàu uranium của Iran. |
![]() |
Các đợt không kích đầu tiên của Israel đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho trung tâm làm giàu uranium lớn nhất của Iran tại Natanz, cách thủ đô Tehran khoảng 225 km về phía nam. Đây được xem là một trong những cơ sở hạt nhân trọng yếu bậc nhất của Tehran, giữ vai trò then chốt trong chương trình hạt nhân của nước này. Ban đầu, cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc cho biết các cuộc không kích chỉ gây hư hại phần cấu trúc phía trên mặt đất của nhà máy làm giàu uranium. |
![]() ![]() |
Tuy nhiên, sau đó, đánh giá đã được điều chỉnh khi IAEA xác nhận các “tác động trực tiếp” đã xảy ra tại các sảnh làm giàu nằm sâu dưới lòng đất. Hình ảnh vệ tinh chụp hai ngày sau cuộc tấn công cho thấy rõ dấu vết của các phương tiện hạng nặng và những ụ đất lớn phủ lên các hố bom – đúng vị trí được cho là nơi xây dựng các sảnh làm giàu của Iran. |
![]() |
Trung tâm Công nghệ Hạt nhân Isfahan – khu phức hợp nằm bên ngoài cố đô Isfahan được cho là nơi Iran cất giữ lượng nhiên liệu hạt nhân có độ làm giàu gần đạt ngưỡng chế tạo vũ khí. Đây cũng là một trong ba cơ sở hạt nhân mà Mỹ tuyên bố đã không kích hôm 22/6. Trước đó, quân đội Israel đã không kích nhiều phòng thí nghiệm bên trong khu vực – nơi thực hiện công đoạn chuyển đổi khí uranium thành kim loại, một trong những bước cuối cùng trong quy trình chế tạo bom hạt nhân. |
![]() |
Tính đến ngày 18/9, cơ sở hạt nhân được bảo vệ nghiêm ngặt nhất của Iran – Trung tâm làm giàu uranium Fordow – vẫn chưa bị hư hại. Tuy nhiên, Tổng thống Trump ngày 21/6 xác nhận Mỹ đã tấn công vào Fordow và tuyên bố “Fordow đã biến mất”. Vũ khí được sử dụng có thể là bom xuyên phá GBU-57 do oanh tạc cơ B-2 thả. Nằm sâu trong lòng núi, Fordow được thiết kế nhằm chống lại các cuộc tấn công từ trên không. Việc đánh trúng Fordow được xem là yếu tố mang tính quyết định trong nỗ lực phá hủy năng lực chế tạo vũ khí hạt nhân của Iran. Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 14/6 cho thấy khu vực này dường như vẫn nguyên vẹn. |
![]() ![]() |
Ngoài Fordow, một số cơ sở hạt nhân quan trọng khác của Iran cũng chưa bị tấn công. Trong đó có nhà máy điện hạt nhân duy nhất đang hoạt động ở Bushehr. Tuy nhiên, vào ngày 19/6, Israel tiến hành không kích lò phản ứng nước nặng Arak – một trong những cơ sở hạt nhân nhạy cảm của Iran. Tổ hợp Arak – nơi được bảo vệ nghiêm ngặt và từ lâu bị nghi ngờ được xây dựng để sản xuất plutonium. |
Căn cứ tên lửa
![]() |
Cơ sở tên lửa Iran bị tập kích dồn dập, loạt mục tiêu chiến lược hư hại nặng. Nhiều cuộc không kích của Israel đã nhắm thẳng vào căn cứ tên lửa ở Kermanshah – một trong những địa điểm chiến lược của lực lượng phòng thủ Iran. |
![]() ![]() |
Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 15/6 cho thấy rõ các nhà kho chứa tên lửa tại đây bị hư hại nghiêm trọng. Đồng thời, các lối vào đường hầm dẫn xuống những cơ sở tên lửa ngầm cũng bị phá hoại. |
![]() ![]() ![]() ![]() |
Ngoài Kermanshah, nhiều địa điểm tên lửa khác trên lãnh thổ Iran cũng trở thành mục tiêu tấn công trong đợt không kích lần này. Tại cơ sở tên lửa Shiraz, một hình ảnh vệ tinh khác ghi lại được khoảnh khắc cột khói đen lớn bốc lên từ khu vực bị đánh trúng, cho thấy mức độ thiệt hại không nhỏ đối với hệ thống phòng thủ tầm xa của Iran. |
Cơ sở hạ tầng năng lượng
![]() |
Cuối tuần qua, Israel đã tiến hành hàng loạt cuộc tấn công nhắm vào hệ thống năng lượng trọng yếu của Iran. Theo thông báo từ Bộ Dầu mỏ Iran, các đợt không kích đã phá hủy kho khí đốt chính của thủ đô Tehran cùng nhà máy lọc dầu trung tâm của nước này. Ngoài ra, Israel còn tấn công một phần của mỏ khí đốt khổng lồ – thuộc nhóm lớn nhất thế giới – gây ra mối lo ngại nghiêm trọng về an ninh năng lượng tại khu vực. Theo CNN, đây là một trong những động thái nhằm cắt đứt nguồn tài chính nuôi chương trình hạt nhân Iran. |
Các cơ sở hạ tầng khác
![]() |
Không dừng lại ở các cơ sở hạt nhân và tên lửa, Israel tiếp tục mở rộng chiến dịch tấn công sang nhiều hạ tầng chiến lược khác của Iran như Đài truyền hình quốc gia Iran, sân bay quân sự tại thành phố Tabriz, miền tây bắc Iran,… |
Vấn đề Trung Đông
Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách “Châu Phi – Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật”. Cuốn sách giới thiệu cuộc cải cách thể chế chính trị và kinh tế ở châu Phi và Trung Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Cuốn sách bao trùm nhiều vấn đề về sắc tộc, khả năng giải quyết mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chính sách của các nước lớn, dầu mỏ, khí đốt ở hai khu vực này,…
📌 Bài viết này được đóng góp bởi người dùng và bản quyền thuộc về người dùng đã xây dựng bài viết. Bản quyền thuộc về tác giả gốc và chỉ dùng cho mục đích học tập và giao tiếp. Nếu có bất kỳ vi phạm nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để xóa nó.