Môi trường ấm áp và ẩm ướt khi trời mưa tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn, nấm hay muỗi sinh sôi, tăng nguy cơ gây các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
![]() |
Trời mưa giúp hạ nhiệt thời tiết nắng nóng nhưng cũng tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Ảnh: Shutterstock. |
Mưa giúp làm hạ nhiệt thời tiết nắng nóng, nhưng kèm theo đó là nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng do độ ẩm tăng cao, ngập úng và ô nhiễm. Môi trường ấm áp và ẩm ướt khi trời mưa tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn, virus và nấm lây lan. Chúng ta có thể bị nhiễm trùng qua nước, thức ăn và muỗi, theo India Times.
– Nhiễm trùng do nước: Bệnh tiêu chảy, dịch tả, thương hàn, viêm gan A và E là những bệnh nhiễm trùng phổ biến trong mùa mưa, do sử dụng nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm. Nước tù đọng và điều kiện vệ sinh kém là những nguyên nhân chính.
– Bệnh do muỗi truyền: Các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sốt rét và viêm não Nhật Bản thường bùng phát vào mùa mưa. Nước đọng trong các vật chứa hở và cống rãnh bị tắc nghẽn trở thành môi trường sinh sản lý tưởng cho muỗi.
– Bệnh lây truyền qua không khí: Độ ẩm tăng cao thúc đẩy sự phát triển của nấm mốc, có thể gây ra bệnh hen suyễn và dị ứng. Cảm lạnh, cúm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác cũng dễ lây lan hơn.
– Nhiễm trùng da: Nhiễm nấm như nấm da chân và hắc lào gia tăng do ẩm ướt và mồ hôi liên tục. Các vết cắt và vết thương cũng dễ bị nhiễm trùng hơn trong mùa mưa do vi khuẩn sinh sôi.
– Bệnh Leptospirosis: Đi chân trần trong vũng nước hoặc lội qua vùng nước lũ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Leptospirosis, bệnh nhiễm trùng do tiếp xúc với nước tiểu của động vật bị nhiễm bệnh.
![]() |
Các bệnh nhiễm nấm như nấm da chân và hắc lào gia tăng do ẩm ướt và mồ hôi liên tục. Ảnh: Prevention. |
Để phòng ngừa nhiễm bệnh khi trời mưa, mọi người nên tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Luôn uống nước đun sôi hoặc nước lọc. Tránh nước ép và đá bán rong, vì chúng thường được làm từ nước chưa lọc
- Ăn đồ ăn tươi nấu tại nhà. Tránh ăn salad sống, tương ớt và đồ ăn đường phố trong mùa này
- Sử dụng thuốc chống muỗi, mặc quần áo dài tay và đảm bảo không có nước đọng trong hoặc xung quanh nhà
- Tắm rửa hàng ngày, lau khô chân kỹ lưỡng và đi giày dép thoáng khí. Tránh đi chân trần ở những nơi ẩm ướt
- Giữ cơ thể khô ráo, mang theo áo mưa và thay quần áo ướt ngay lập tức để ngăn ngừa cảm lạnh và nhiễm virus
Điều nên làm | Điều không nên làm |
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn |
Không để nước đọng trong chậu cây, thùng giữ nhiệt hoặc thùng rác |
Cắt tỉa móng tay sạch sẽ |
Không ăn trái cây sống hoặc trái cây cắt sẵn được bán ngoài trời |
Sử dụng chất khử trùng để lau sàn nhà và các bề mặt |
Không đi bộ qua vùng nước lũ trừ khi bạn không còn lựa chọn nào khác. Hãy đảm bảo lau khô người hoàn toàn nếu cần thiết |
Uống nhiều nước sạch để giữ đủ nước |
Không bỏ qua tình trạng sốt dai dẳng, tiêu chảy hoặc đau nhức cơ thể không rõ nguyên nhân – hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế sớm |
Sử dụng màn chống muỗi hoặc thuốc chống muỗi khi ngủ |
Không tự ý điều trị nhiễm trùng; hãy đi khám bác sĩ |
Để con được ốm
Cuốn sách Để con được ốm giúp các bậc phụ huynh trang bị kiến thức trong việc chăm sóc trẻ một cách khoa học. Trong sách, tác giả chỉ ra những lầm tưởng của cha mẹ khi chăm sóc con. Đó có thể là những vấn đề phổ biến, trở thành thói quen thường nhật, song thực ra là lầm tưởng tai hại với các hiện tượng sức khỏe của trẻ như: Táo bón, tắm nắng, dùng kháng sinh, chảy mũi xanh…
Những vấn đề bệnh tật cụ thể trẻ thường gặp như ho, sốt, cảm lạnh… được nêu trong sách. Với mỗi bệnh thường gặp đó, sách phân tích nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị.
📌 Bài viết này được đóng góp bởi người dùng và bản quyền thuộc về người dùng đã xây dựng bài viết. Bản quyền thuộc về tác giả gốc và chỉ dùng cho mục đích học tập và giao tiếp. Nếu có bất kỳ vi phạm nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để xóa nó.