Bão Wipha áp sát, Bộ Y tế yêu cầu sơ tán bệnh nhân ở khu vực ảnh hưởng

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trong khu vực bị ảnh hưởng của bão Wipha cần phương án để chủ động sơ tán người bệnh, thiết bị y tế, thuốc phục vụ người bệnh tới các khu vực kiên cố.

Trước giờ bão Wipha đổ bộ đất liền, ngư dân tại tỉnh Quảng Ninh chạy đua với thời gian phòng chống bão cho tàu thuyền. Ảnh: Việt Linh – Đinh Hà.

Trước diễn biến phức tạp, khó lường và phạm vi ảnh hưởng rộng của bão số 3, ngày 21/7, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế tại hai khu vực này; Thủ trưởng Y tế các Bộ, yêu cầu kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng chống thiên tai, sẵn sàng đối phó với bão.

Theo chỉ đạo, Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ phải bố trí lãnh đạo sở trực chỉ huy 24/24h để điều phối và chịu trách nhiệm chỉ huy toàn diện công tác phòng chống bão tại địa phương. Đồng thời, các đơn vị cần công bố số điện thoại đường dây nóng chỉ huy, bảo đảm liên lạc thông suốt nhằm điều hành kịp thời, tiếp nhận thông tin cấp cứu và huy động lực lượng hỗ trợ khi có yêu cầu.

Cục yêu cầu các đơn vị y tế khẩn trương rà soát, triển khai kế hoạch ứng phó thiên tai, thảm họa tại chỗ; bảo đảm đủ cơ số thuốc, vật tư y tế, hóa chất, phương tiện cấp cứu và nhân lực y tế để sẵn sàng hỗ trợ địa phương trong mọi tình huống trước, trong và sau bão.

Các bệnh viện cần đặc biệt chú trọng đến việc kiểm tra cơ sở vật chất, nhất là ở những khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở. Những thiết bị y tế, khu điều trị cần được gia cố, chằng buộc an toàn, tránh nguy cơ đổ vỡ, dịch chuyển gây thương tích hoặc hư hại trong mưa bão.

Đối với các bệnh viện trong vùng dự báo chịu ảnh hưởng nặng, Bộ Y tế yêu cầu lên phương án sơ tán người bệnh, thuốc men, thiết bị y tế đến nơi kiên cố. Các trường hợp bệnh nhân nặng, sử dụng máy thở hoặc thiết bị hồi sức cần được chuyển lên tầng cao để tránh ngập lụt, đồng thời đảm bảo nguồn điện từ máy phát và cơ số nhiên liệu đủ để duy trì điều trị liên tục.

Các bệnh viện tuyến tỉnh, thành và bệnh viện thuộc Bộ Y tế phải chuẩn bị tối thiểu 2 đội cấp cứu lưu động, đầy đủ trang thiết bị, thuốc men, xe cấp cứu và nhân sự. Các đội cấp cứu cần được phân công nhiệm vụ cụ thể, sẵn sàng lên đường khi có lệnh điều động, ưu tiên phương tiện hỗ trợ cấp cứu chấn thương, đặc biệt trong các tình huống sập đổ, vùi lấp hoặc có thương vong hàng loạt.

Bên cạnh việc ứng phó tại chỗ, các đơn vị cần phối hợp với bệnh viện trung ương để hỗ trợ y tế khi cần thiết. Các bệnh viện cũng phải chủ động lên kế hoạch lập trạm cấp cứu dã chiến tại vùng cao ráo, không bị ngập lụt để xử lý tình huống khẩn cấp.

Công văn của cục cũng nhấn mạnh việc phân luồng người bệnh khi có thương vong lớn, cần ưu tiên cấp cứu theo mức độ nguy kịch. Ngoài ra, trong bối cảnh mưa bão có thể khiến dịch bệnh lây lan nhanh, các bệnh viện cần triển khai biện pháp kiểm soát lây nhiễm, phân loại sớm người có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa để hạn chế bùng phát dịch trong cơ sở y tế.

Máu là sức mạnh tự nhiên, là nguồn năng lượng quan trọng đã duy trì sự sống của chúng ta từ thời xa xưa. Bạn có thể không biết mình thuộc nhóm máu nào trừ khi bạn từng đi hiến máu hoặc cần truyền máu. Tại sao nhóm máu của chúng ta lại mạnh mẽ đến vậy? Vai trò thiết yếu của nhóm máu đối với sự tồn tại của chúng ta là gì – không chỉ trong hàng nghìn năm trước mà cho đến tận ngày nay?

Cuốn sách Ăn theo nhóm máu của BS Peter J D’Adamo gợi ý những chế độ ăn theo nhóm máu và những tác động đến sức khỏe, đời sống và tuổi thọ.

📌 Bài viết này được đóng góp bởi người dùng và bản quyền thuộc về người dùng đã xây dựng bài viết. Bản quyền thuộc về tác giả gốc và chỉ dùng cho mục đích học tập và giao tiếp. Nếu có bất kỳ vi phạm nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để xóa nó.