Ranh giới giữa nghệ thuật và khiêu dâm từ ảnh nude của Hải Tú

Bộ hình nude bị chia sẻ lại của Hải Tú gây tranh cãi trên mạng xã hội, dấy lên vấn đề về hình ảnh khỏa thân của phụ nữ trong suốt chiều dài lịch sử nghệ thuật.

Đầu tháng 7, những hình ảnh khỏa thân được đăng tải từ năm 2018 của Hải Tú bất ngờ bị cộng đồng mạng đào lại. Sự việc này nhanh chóng thu hút sự chú ý của truyền thông, công chúng.

Trong khi một số cho rằng những tấm hình nude này có phần phản cảm, dung tục, không phù hợp với hình tượng “nàng thơ” mà cô xây dựng, số khác lại lên tiếng bênh vực, cho biết đây là bộ hình nghệ thuật, nhằm mục đích tôn vinh vẻ đẹp hình thể người phụ nữ.

Nhiều thế kỷ qua, các nhà hoạt động nữ quyền đã đặt câu hỏi về cách cơ thể phụ nữ được khắc họa trong nghệ thuật. Câu hỏi được đặt ra là: “Liệu những hình ảnh khỏa thân có cần nhìn nhận lại dưới lăng kính mới không?”, theo BBC.

Tranh cãi không hồi kết

Trong phim tài liệu Shock of the Nude (2024) (tạm dịch: Cú sốc khỏa thân) của BBC, giáo sư Mary Beard cho biết nhiều sản phẩm khiêu dâm được ngụy trang dưới lớp áo nghệ thuật. Bà phân tích cách các họa sĩ nam biện minh cho hình ảnh phụ nữ khỏa thân, như thể bị bắt gặp trong lúc đang tắm, ngủ hoặc vô tình để lộ cơ thể.

“Ranh giới giữa nghệ thuật và khiêu dâm vốn mong manh và đầy rủi ro. Chúng ta phải học cách nhìn vào quá khứ với con mắt hiện đại, nhưng cũng không nên tách rời khỏi bối cảnh lịch sử”, bà Beard nhận định.

Hơn 100 năm qua, phong trào nữ quyền liên tục chỉ trích cách nghệ thuật tái hiện cơ thể phụ nữ. Năm 1914, nhà hoạt động Mary Richardson từng dùng rìu tấn công bức Rokeby Venus vì phẫn nộ trước ánh nhìn háo hức của đàn ông dành cho tác phẩm.

Những năm 1980, nhóm Guerrilla Girls hỏi thẳng: “Phụ nữ có cần khỏa thân mới được vào Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan không?”. Khi ấy, chưa đến 4% nghệ sĩ là nữ, nhưng 76% tranh khỏa thân lại khắc họa phụ nữ.

Năm 2018, nghệ sĩ Sonia Boyce cho gỡ tranh Hylas and the Nymphs khỏi Manchester Art Gallery. Dù vấp phản ứng dữ dội vì bị cho là cực đoan, Boyce khẳng định mong muốn mở ra cuộc đối thoại về tiêu chuẩn trưng bày nghệ thuật.

Hai Tu, nang tho Son Tung M-TP,  Hai Tu khoa than,  Hai Tu nude anh 3

Tác phẩm Rokeby Venus (1647-1651) của Diego Velázquez từng bị nhà hoạt động nữ quyền dùng rìu rạch.

“Bạn hãy thử so sánh Naked Maja của Goya với hình ảnh trong tạp chí Playboy, ranh giới mờ nhạt đến khó tin”, giảng viên lịch sử mỹ thuật Hans Maes nhận xét. Từ tranh khảm ở Pompeii, điêu khắc Kama Sutra đến bản vẽ của Klimt, lịch sử nghệ thuật đầy những tác phẩm vừa kích thích tình dục vừa được xếp vào hàng kinh điển.

Năm 2014, nghệ sĩ trình diễn Deborah de Robertis khỏa thân trước bức Origin of the World tại bảo tàng Orsay để phản đối một số quan điểm, đặt ra câu hỏi đầy trăn trở: “Tại sao cùng là hình ảnh bộ phận sinh dục nữ, có cái được coi là nghệ thuật, cái thì bị xem là khiêu dâm?”.

Người mẫu nude đối mặt rủi ro

Sarah Williamson, giảng viên cao cấp tại Đại học Huddersfield (Anh), cũng lưu ý rằng những danh họa như Cellini hay Eric Gill lạm dụng mẫu nữ trong quá trình sáng tác.

“Chúng ta cần phân biệt bối cảnh sáng tạo và bối cảnh thưởng lãm. Nếu tác phẩm được tạo ra từ sự lạm dụng, giá trị đạo đức của nó chắc chắn bị ảnh hưởng”, Williamson nói.

Vẽ mẫu khỏa thân là phần cốt lõi trong đào tạo mỹ thuật với tỷ lệ người mẫu nữ áp đảo. Trong không gian ấy, họ không bị xem là “trần trụi”, mà được gọi là “khỏa thân nghệ thuật”. Quan điểm tương tự cũng được chấp nhận rộng rãi trong lĩnh vực nhiếp ảnh.

Nhưng giáo sư Mary Beard cảnh báo: “Cái nhìn của đàn ông (male gaze) vẫn luôn tồn tại, dù ngôn từ có cố gắng phi tính dục hóa trải nghiệm này đến đâu”.

Hai Tu, nang tho Son Tung M-TP,  Hai Tu khoa than,  Hai Tu nude anh 4

Hải Tú đối mặt với rủi ro nhất định khi làm người mẫu ảnh nude. Ảnh: @tuanfr.studio/IG.

Người mẫu Fra Beecher từng từ chối để người khác chụp ảnh mình khi khỏa thân do lo ngại bị lợi dụng. Một người mẫu khác thì thẳng thắn: “Khi chuyển lớp vẽ sang hình thức trực tuyến, ai dám chắc người tham gia đang vẽ chứ không phải thủ dâm?”.

Giáo sư Mary Beard từng nhận định rằng hình ảnh khỏa thân trong bảo tàng có thể “khiêu dâm nhẹ nhàng cho giới tinh hoa”. Quan điểm này khiến bà hứng chịu chỉ trích nặng nề.

Quay trở lại với trường hợp của Hải Tú, cô thực hiện những hình ảnh bị cho là nhạy cảm với vai trò người mẫu nude.

Việc xác định bộ hình này thuộc về nghệ thuật hay mang tính khiêu dâm tương đối khó, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm thời đại, bối cảnh sáng tác, dụng ý tác giả và cách thể hiện.

Ở một góc nhìn khác, Hải Tú cũng phải đối mặt với rủi ro nhất định khi xuất hiện trong những bộ ảnh này. Bên cạnh yếu tố an toàn, cô hứng chịu chỉ trích kéo dài trong nhiều năm vì làm mẫu khỏa thân.

Xu hướng thời trang bền vững tăng dần qua các năm

Bắt đầu từ khoảng năm 2014, số lượt tìm kiếm “quần áo giá rẻ” bắt đầu giảm mạnh, trong khi cùng thời điểm này, số lượt tìm kiếm “quần áo bền vững” tăng mạnh. Trong cuốn Thế giới không rác thải, tác giả Ron Gonen cho rằng sự chú ý vào xu hướng phát triển bền vững trong ngành thời trang đang tăng đột phá dưới sự mở đường của những nhà tiên phong trong lĩnh vực thời trang bền vững như Stella McCartney, Eileen Fisher và Yvon Chouinard của Patagonia.

📌 Bài viết này được đóng góp bởi người dùng và bản quyền thuộc về người dùng đã xây dựng bài viết. Bản quyền thuộc về tác giả gốc và chỉ dùng cho mục đích học tập và giao tiếp. Nếu có bất kỳ vi phạm nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để xóa nó.