Triển lãm “Huyễn Động” ở bảo tàng Quang San (Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP.HCM) là sự kết hợp giữa nét vẽ tĩnh lặng của Lê Văn Trọng và ánh kim loại mạnh mẽ trên tranh Trần Quốc Long.
![]() |
Trong không gian tĩnh mịch của Bảo tàng nghệ thuật Quang San, triển lãm Huyễn Động diễn ra, trưng bày 40 tác phẩm của hai họa sĩ Lê Văn Trọng và Trần Quốc Long. Đúng với tên gọi triển lãm, trạng thái tĩnh và động tồn tại trong tranh của cả hai tác giả, song hành, tôn nổi lẫn nhau. Trong khi Lê Văn Trọng đem đến các tác phẩm sơn dầu, Trần Quốc Long lại thực hành nghệ thuật với sơn mài truyền thống. |
![]() |
Dù ứng dụng chất liệu truyền thống, Trần Quốc Long chọn lối vẽ hiện đại, thực hành trên bề mặt toan thay vì vóc. Họa sĩ sử dụng màu sắc tươi mới, không đặt nặng những gam đỏ, nâu, vàng cánh gián như tranh sơn mài lâu nay. Đặc biệt, nghệ sĩ cho thấy khả năng xử lý bạc tinh tế, tạo ra hiệu ứng ánh sáng kim loại ấn tượng, nổi bật. Đó là thứ ánh sáng hút hồn người thưởng lãm. |
![]() |
Các tác phẩm của Trần Quốc Long bao gồm nhiều bức chân dung nổi tiếng. Họa sĩ không cố vẽ hình tượng người phụ nữ đẹp, mà cốt lõi muốn truyền tải tiếng nói bên trong, thể hiện những suy tư, khao khát tự do của bản thân. Bức chân dung nhà thơ có 6 ngón tay cũng là một thể hiện của chính tác giả với đặc trưng cơ thể này. Như vậy, dù vẽ ai, nghệ sĩ chỉ mượn một hình tượng để kể câu chuyện của bản thân. |
![]() |
Tranh của Trần Quốc Long có bề mặt tương đối phức tạp, tơi xốp, bồng bềnh, tạo hiệu quả thị giác ấn tượng. Sự nổi khối tạo ra cảm giác hình nhảy khỏi tranh. Trên thực tế, tất cả đều tồn tại trên một mặt phẳng, không sử dụng lớp sơn bóng loáng như tranh sơn mài Trung Quốc hay Nhật Bản. |
![]() ![]() |
Trong khi tác phẩm của Trần Quốc Long mang nhiều nét động, tranh của Lê Văn Trọng lại truyền tải sự tĩnh tại nhất định. Điều này đúng với con người ít nói, suy tư, có nội tâm sâu lắng và giằng xé của nghệ sĩ. Tranh siêu thực đương đại của Lê Văn Trọng đi nét mỏng, nhưng vẫn tạo lớp lang, hút người xem vào chiều sâu vô tận. Đó cũng là thế giới riêng mà tác giả tự thu mình lại, lắng sâu vào. |
![]() |
Các tác phẩm hội họa chịu ảnh hưởng ít nhiều của giáo lý, mang tinh thần thiền định, xong được thể hiện một cách nhẹ nhàng, mềm mại. Họa sĩ cũng bày tỏ sự quan tâm đến những sinh linh nhỏ bé, đưa hình ảnh loài kiến, con bọ, cánh chuồn chuồn vào nhiều tác phẩm. Những triết lý cũng được Lê Văn Trọng thể hiện một cách uyển chuyển qua màu sắc, nét vẽ và hình khối. |
![]() |
Hai nghệ sĩ đứng chung trong Huyễn Động đem đến tính chất đối thoại và đối lập. Trần Quốc Long mang đến sự mạnh mẽ thông qua ánh sáng kim loại, còn Lê Văn Trọng lại kể những câu chuyện sâu lắng một cách nhẹ nhàng, nhưng không kém phần ấn tượng. Cả hai cùng sinh sống và sáng tác tại Đà Lạt (Lâm Đồng), chia sẻ nhiều điểm chung, hình thành tình nghệ sĩ thân thiết, gắn bó. |
![]() |
Triển lãm Huyễn Động diễn ra từ ngày 1-6/7, đem đến một không gian nghệ thuật độc đáo, có chiều sâu, truyền tải những câu chuyện, thông điệp khó quên giữa lòng TP.HCM. |
Lý do khiến người trẻ thích thu mình lại
Nhiều người trẻ hiện có xu hướng thu mình và tránh giao tiếp với người thân do khoảng cách thế hệ, khác biệt quan điểm sống, cùng với sự hấp dẫn của mạng xã hội và thế giới ảo. Cuốn sách Từ thành nhân đến thành công của tác giả Thủy Mộc Nhiên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khai thác tiềm năng bản thân và hiểu rõ bản chất con người để xây dựng các mối quan hệ lành mạnh. Tác giả cho rằng sự độc lập về tài chính, tính cách và tinh thần là nền tảng giúp cá nhân phát triển và duy trì quan hệ tốt đẹp với người khác.
📌 Bài viết này được đóng góp bởi người dùng và bản quyền thuộc về người dùng đã xây dựng bài viết. Bản quyền thuộc về tác giả gốc và chỉ dùng cho mục đích học tập và giao tiếp. Nếu có bất kỳ vi phạm nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để xóa nó.