“Út Lan: Oán linh giữ của” rời rạp sau hơn 5 tuần công chiếu, đạt 90 tỷ đồng. Phim duy trì sức hút nhờ ra mắt vào thời điểm thị trường ít tác phẩm chất lượng.
Sau hơn 5 tuần công chiếu, bộ phim kinh dị 18+ Út Lan: Oán linh giữ của chính thức khép lại hành trình tại phòng vé với tổng doanh thu 90 tỷ đồng (theo số liệu từ Box Office Vietnam).
Ngay trong tuần đầu ra mắt, phim thu về khoảng 20 tỷ đồng. Con số trên thực chất chưa phải thành tích bùng nổ, song tác phẩm vẫn duy trì được sức hút nhờ ra mắt vào thời điểm thị trường trong nước thiếu vắng các tác phẩm chất lượng. Một số phim ăn khách trước đó như Doraemon đã giảm nhiệt, tạo điều kiện thuận lợi để Út Lan duy trì đà tăng trưởng doanh thu.
Sau khoảng 10 ngày trình chiếu, phim đã cán mốc 60 tỷ đồng. Đà tăng doanh thu ổn định trong những ngày tiếp theo giúp tác phẩm khép lại hành trình với 90 tỷ đồng – thành tích đáng chú ý trong bối cảnh mùa phim hè năm nay khá trầm lắng.
![]() |
Hình ảnh Quốc Trường trong phim. Ảnh: NSX. |
Út Lan: Oán linh giữ của lấy bối cảnh miền Tây Nam Bộ cuối thập niên 1990, xoay quanh hành trình của Lan (Phương Thanh) – cô gái nghèo vừa mất cha, tìm đến vùng quê xa lạ để kiếm sống và được nhận làm người giúp việc trong nhà ông Danh (Mạc Văn Khoa).
Tuy nhiên, ngôi nhà tưởng chừng yên bình lại che giấu một âm mưu kinh hoàng liên quan đến quỷ dữ. Trong khi đó, nhân vật Sơn (Quốc Trường) – nhà văn chuyên viết truyện kinh dị, cũng xuất hiện để điều tra về những cái chết bí ẩn.
Út Lan: Oán linh giữ của nhận nhiều lời khen về bối cảnh, phục trang và phần quay dựng chỉn chu. Phim có ý tưởng khai thác truyền thuyết “ma giữ của” khá sáng tạo, song kịch bản chưa thật sự chặt chẽ. Đặc biệt, nửa sau câu chuyện bị kéo dài, lãng phí chất liệu kinh dị tiềm năng, làm giảm phần nào sức hút của tác phẩm.
Diễn xuất của dàn diễn viên nhận nhiều ý kiến trái chiều. Phương Thanh gây thiện cảm với ngoại hình sáng và đài từ tốt, nhưng nhân vật thiếu chiều sâu tâm lý. Quốc Trường gần như mờ nhạt trong vai nhà văn Sơn, còn Mạc Văn Khoa tuy tạo ấn tượng ban đầu nhưng mất dần sức hút ở phần sau.
Cuốn sách Lược sử âm nhạc của nhà nghiên cứu âm nhạc bậc thầy thế giới Robert Philip, dẫn dắt độc giả trên hành trình khám phá cực kỳ lôi cuốn mọi hình thái âm nhạc. 40 chương sách đưa người đọc đi từ dạng thức sơ khai của âm nhạc đến khi con người sử dụng âm nhạc, qua giai đoạn sự lên ngôi của các nhạc cụ, dàn nhạc, đến khi âm nhạc tạo ra những cơn bão trong tâm trí con người thời cách mạng, cuối cùng là âm nhạc trong nhịp sống hiện đại và âm nhạc hướng về tương lai.
Cuốn sách làm nổi bật rằng, âm nhạc không chỉ là một hình thức nghệ thuật mà còn là một hiện tượng xã hội phức tạp. Nó phản ánh cấu trúc xã hội, các mối quan hệ quyền lực và những thay đổi trong xã hội. Âm nhạc phát triển theo nhiều chiều hướng khác nhau trong các nền văn hóa.
📌 Bài viết này được đóng góp bởi người dùng và bản quyền thuộc về người dùng đã xây dựng bài viết. Bản quyền thuộc về tác giả gốc và chỉ dùng cho mục đích học tập và giao tiếp. Nếu có bất kỳ vi phạm nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để xóa nó.