Chỉ xếp sau Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc), TP.HCM là nơi có tới 61% cư dân cho biết bản thân không muốn rời đi, theo khảo sát “City Pulse 2025 – The Magnetic City” của Gensler.
![]() |
TP.HCM là một trong những nơi “giữ chân” cư dân tốt nhất thế giới. Ảnh: Phương Lâm. |
Theo kết quả khảo sát công bố đầu tháng 6 của Gensler, TP.HCM đứng thứ 2 trong số 65 thành phố trên toàn cầu có sức “giữ chân” cư dân tốt nhất.
Đứng đầu danh sách là thành phố Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc), nơi có 64% cư dân cho biết họ “không nghĩ đến” hoặc “rất không nghĩ đến” việc chuyển đi. Trong khi đó, TP.HCM với tỷ lệ 61%, Singapore (59%), Sydney, Australia (58%) và Berlin, Đức (51%) là những cái tên khác lọt vào top 5.
Khảo sát, do công ty kiến trúc và thiết kế lớn nhất thế giới thực hiện, xem xét phản hồi của 33.000 người ở 29 quốc gia về động lực khiến họ ở lại hoặc rời khỏi thành phố nơi họ sinh sống.
Theo nghiên cứu, người dân có xu hướng ở lại một thành phố để nuôi dưỡng các kết nối tình cảm và trải nghiệm những khoảnh khắc ý nghĩa, trong khi đó lựa chọn rời đến thành phố mới để theo đuổi sự an toàn về tài chính hoặc thể chất.
![]() |
Công viên Sáng Tạo tại Thủ Thiêm (TP Thủ Đức cũ) là một trong những điểm thu hút nhiều người dân đến vui chơi, thư giãn ở TP.HCM. Ảnh: Linh Huỳnh. |
“Trong thời đại được hình thành bởi sự thay đổi nhân khẩu học, biến đổi khí hậu và bất ổn kinh tế, việc hiểu được điều gì khiến các thành phố trở thành điểm thu hút cư dân mới và hiện tại là rất quan trọng đối với thành công đô thị lâu dài”, Sofia Song, trưởng nhóm Thành phố Toàn cầu của Gensler, chia sẻ trên LinkedIn.
Cũng theo kết quả khảo sát, mọi người có xu hướng chuyển đến những thành phố nơi nhu cầu cơ bản của họ được đáp ứng. Khi người tham gia được yêu cầu xác định những tiêu chí quan trọng nhất để quyết định nơi sống, chi phí sinh hoạt được xếp cao nhất (83%), tiếp theo là mức độ tội phạm (81%), dịch vụ chăm sóc sức khoẻ chất lượng cao (80%), cơ hội việc làm (74%) và mức thuế (70%).
Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra rằng trong khi những tiêu chí được đáp ứng thu hút cư dân chuyển đến một thành phố, điều khiến họ “ở lại” chính là sự thích thú và cảm giác được thuộc về.
Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu là một yếu tố khác khiến nhiều người lo ngại. Mọi người có xu hướng chuyển ra khỏi những thành phố dễ bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này.
“Người dân sống ở một thành phố càng lâu thì khả năng họ rời đi càng thấp, phần lớn là do cảm giác tự hào và gắn bó ngày càng sâu sắc. Sự sôi động và sức hấp dẫn của đô thị là những động lực mạnh mẽ nhất khiến mọi người chọn ở lại thành phố đó. Mặc dù rất yêu thích thành phố, gần 1/4 số người được hỏi tin rằng họ sẽ cần phải chuyển đi trong 5 năm tới vì các vấn đề môi trường”, bà Song nói thêm.
‘Thế hệ lo âu’
Theo nhà tâm lý học xã hội Jonathan Haidt, trẻ em và thanh thiếu niên ngày nay phải đối mặt với một loại áp lực mà các thế hệ trước không hề biết đến: áp lực từ những lượt thích, bình luận và sự so sánh không hồi kết trên mạng xã hội. Điều này tạo ra một vòng xoáy độc hại, nơi lòng tự trọng bị gắn chặt với những con số ảo thay vì giá trị thực tế.
📌 Bài viết này được đóng góp bởi người dùng và bản quyền thuộc về người dùng đã xây dựng bài viết. Bản quyền thuộc về tác giả gốc và chỉ dùng cho mục đích học tập và giao tiếp. Nếu có bất kỳ vi phạm nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để xóa nó.