Bão Wipha tăng cấp nhanh, Bộ Y tế phát công điện khẩn

Bộ Y tế vừa ra công điển khẩn yêu cầu đảm bảo cấp cứu, phòng dịch trước diễn biến phức tạp của bão Wipha.

Chính quyền địa phương thăm hỏi nạn nhân vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 do ảnh hưởng của bão. Ảnh: Sức khỏe Quảng Ninh.

Trước dự báo bão Wipha có khả năng đổ bộ vào đất liền, Bộ Y tế phát công điện khẩn, yêu cầu các tỉnh miền Bắc, miền Trung kích hoạt kế hoạch phòng chống thiên tai, bảo đảm khám chữa bệnh, cứu nạn và phòng dịch trong mưa bão.

Ngày 19/7, Bộ Y tế ban hành Công điện số 981/CĐ-BYT, yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, cùng các đơn vị trực thuộc Bộ đóng trên địa bàn, chủ động triển khai phương án y tế ứng phó với bão số 3 (tên quốc tế WHIFA).

Thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, sáng cùng ngày, bão Wipha đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông và trở thành cơn bão số 3 trong năm nay. Trong 24 giờ tới, bão sẽ di chuyển nhanh theo hướng tây tây bắc với vận tốc khoảng 20 km/h, tiếp tục mạnh thêm. Đến 7h ngày 20/7, tâm bão ở phía bắc Biển Đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 600 km về phía đông, sức gió mạnh cấp 10-11, giật cấp 13, sóng biển cao 4-6 m.

Dự báo bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam từ tối 21/7, vùng chịu tác động chính trải dài từ Quảng Ninh đến Nghệ An.

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị theo dõi sát diễn biến mưa bão, rà soát kế hoạch phòng chống thiên tai, sẵn sàng ứng phó các tình huống khẩn cấp. Trong trường hợp bão ảnh hưởng trực tiếp đất liền, các cơ sở y tế phải tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24, đảm bảo tiếp nhận, điều trị kịp thời nạn nhân do thiên tai, không để xảy ra gián đoạn trong hoạt động khám chữa bệnh.

Các địa phương cần chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, vật tư thiết yếu phục vụ cấp cứu, phòng dịch và tìm kiếm cứu nạn. Các cơ sở y tế tại vùng trũng thấp, có nguy cơ ngập úng, sạt lở đất cần được rà soát và chủ động phương án sơ tán nếu cần thiết.

Cùng với đó, công tác bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa bão, cung cấp nước sạch và an toàn thực phẩm cũng được Bộ Y tế yêu cầu triển khai sớm. Việc ổn định hoạt động khám chữa bệnh sau thiên tai là nhiệm vụ trọng tâm nhằm phục vụ người dân.

Trong trường hợp xảy ra sự cố vượt quá khả năng ứng phó của địa phương, các đơn vị cần nhanh chóng báo cáo thiệt hại, đề xuất nhu cầu hỗ trợ về Bộ Y tế (thông qua Vụ Kế hoạch – Tài chính) để tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền.

Cuốn sách Đứa trẻ khỏe mạnh về cảm xúc mang tới cái nhìn toàn diện hơn về vai trò của việc giáo dục trong quá trình định hình tính cách của con trẻ. Trong hành trình nuôi dưỡng một đứa trẻ việc xây dựng một thế giới tinh thần phong phú, quan trọng không kém gì quá trình phát triển về thể chất tới cho các bà mẹ nhiều kiến thức hữu ích trong năm đầu nuôi con.

📌 Bài viết này được đóng góp bởi người dùng và bản quyền thuộc về người dùng đã xây dựng bài viết. Bản quyền thuộc về tác giả gốc và chỉ dùng cho mục đích học tập và giao tiếp. Nếu có bất kỳ vi phạm nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để xóa nó.