Những thói quen mà bạn cho là nhỏ, bình thường có thể là thủ phạm đằng sau nhiều vấn đề, khiến sức khỏe ngày càng suy yếu.
![]() |
Cắn móng tay là một trong những thói quen bạn nên từ bỏ vì gây nhiều mối nguy hại cho sức khỏe. Ảnh: Calm. |
Bạn cố gắng ăn uống lành mạnh và ưu tiên tập luyện. Nhưng đạt được trạng thái khỏe mạnh không chỉ đơn giản là ăn salad thay vì hamburger và dành 30 phút mỗi ngày trên máy tập. Mà còn là việc xem xét những việc bạn làm hàng ngày và đánh giá xem chúng có tốt cho bạn hay không.
Dưới đây là một số thói quen thường ngày có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết.
Ngồi cả ngày
Theo Huffington Post, việc đi làm, ăn uống, ngồi làm việc trên ghế trong ngày và nằm dài trên ghế sofa xem tivi vào buổi tối có thể khiến bạn mất khoảng 13 giờ không vận động mỗi ngày.
Carrie Schmitz, Giám đốc cấp cao về nghiên cứu yếu tố con người và công thái học tại Ergotron, cho biết: “Vô số nghiên cứu đã chỉ ra hành vi ít vận động trong thời gian dài có thể gây ra những tác động tiêu cực đáng kể đến sức khỏe thể chất và tinh thần, bao gồm tăng nguy cơ ung thư, tiểu đường, cục máu đông và giảm khả năng tập trung cũng như năng suất làm việc”.
Tuy nhiên, bạn không cần phải hoảng sợ và đăng ký chạy marathon để vận động ngay. Việc thực hiện những động tác nhỏ trong ngày, chẳng hạn đứng dậy khi quảng cáo trên TV hoặc đỗ xe xa lối vào, thậm chí đứng lên vài phút để lấy cốc nước cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc giảm bớt tình trạng ít vận động.
Cắn móng tay
Theo The Healthy, điều này không hề vô hại như bạn nghĩ. Onychophagia, thuật ngữ y khoa chỉ hành vi cắn móng tay, không chỉ làm hỏng vẻ ngoài của móng. Nó còn tạo điều kiện cho vi khuẩn từ tay xâm nhập vào cơ thể và máu.
Ngay cả khi rửa tay hoặc sử dụng nước rửa tay thường xuyên, bạn cũng không thể giữ cho đôi tay bận rộn của mình sạch sẽ mọi lúc mọi nơi. Thêm vào đó, bạn hầu như không thể nhìn thấy lớp cặn bẩn ẩn dưới móng tay. Khi những bàn tay đầy vi khuẩn đó đưa lại gần hoặc vào miệng, vi khuẩn sẽ xâm nhập và có thể khiến bạn bị cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn.
Ngoài ra, việc cắn móng tay thường xuyên thực sự có thể làm sứt mẻ hoặc nứt răng.
Cúi đầu sử dụng điện thoại
Cổ của chúng ta không được thiết kế để ở tư thế cúi đầu về phía trước. Việc nhắn tin nhiều với tư thế này sẽ gây áp lực lên các cấu trúc đĩa đệm, dây chằng và xương cổ. Nó cũng có thể gây viêm khớp cột sống và đau nhức.
Neel Anand, Giáo sư phẫu thuật chỉnh hình và Giám đốc khoa chấn thương cột sống tại Trung tâm Cột sống Cedars-Sinai, khuyến nghị nên giữ đầu, cổ và vai ở tư thế trung lập khi nhìn vào thiết bị điện tử để tránh mọi vấn đề.
Ông Anand cũng cho biết bạn có thể thực hiện một số bài tập giãn cơ cổ vào ban ngày và cố gắng giảm thời gian sử dụng màn hình. Những biện pháp bảo vệ này có vẻ nhỏ nhưng về lâu dài, chúng có thể mang lại lợi ích to lớn cho cột sống.
![]() |
Hành động cúi đầu sử dụng điện thoại có tác động tiêu cực lâu dài đến cột sống. Ảnh: BBVA. |
Không vệ sinh bàn chải đánh răng
Dụng cụ vệ sinh răng miệng hàng ngày có thể là một ổ vi khuẩn, chứa rất nhiều vi khuẩn có hại, bao gồm cả phân. Kết hợp với cặn bẩn bám trên răng khi đánh răng, bạn có thể đang vô tình đưa đủ loại vi khuẩn vào miệng.
Chris Kammer, người sáng lập Học viện Sức khỏe Răng miệng Mỹ, nhấn mạnh việc vệ sinh bàn chải đánh răng không đúng cách có thể gây ra nhiều hậu quả. “Một trong những sai lầm lớn nhất mà mọi người mắc phải là để bàn chải đánh răng không bảo vệ trong phòng tắm. Mỗi lần xả nước bồn cầu đều phóng ra một lượng lớn vi khuẩn vào không khí, bám vào bạn và bàn chải đánh răng của bạn”, chuyên gia này cảnh báo.
Ngoài ra, đừng dùng chung bàn chải đánh răng. Nhiều loại vi trùng có thể lây lan qua bàn chải đánh răng bị nhiễm bẩn, bao gồm cả vi khuẩn và virus như Herpes simplex loại 1.
Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ, các mẹo chăm sóc khác bao gồm thay bàn chải đánh răng ít nhất 3-4 tháng/lần (sớm hơn nếu lông bàn chải bị sờn do sử dụng), rửa sạch bàn chải mỗi tối và nếu cất nhiều hơn một bàn chải đánh răng ở cùng một nơi, hãy giữ chúng tách biệt để tránh lây nhiễm chéo.
Cuốn sách bên bờ sự sống
Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống – cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.
📌 Bài viết này được đóng góp bởi người dùng và bản quyền thuộc về người dùng đã xây dựng bài viết. Bản quyền thuộc về tác giả gốc và chỉ dùng cho mục đích học tập và giao tiếp. Nếu có bất kỳ vi phạm nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để xóa nó.